So sánh với nhiều game MOBA, game pc hay cũng như game online hiện tại, thì Overwatch cũng yêu cầu những cỗ máy tính chơi game ở mức tương đối
Như chúng tôi đã đưa tin, game online MOBA thế hệ mới Overwatch đã ấn định thử nghiệm vào ngày 27/10 tới đây tại khu vực Bắc Mỹ. Các cụm máy chủ khác như Châu Âu hay Châu Á cũng sẽ khởi động giai đoạn closed beta sau đó không lâu.
Overwatch không nặng như bạn nghĩ, máy tính 4 triệu cũng có thể chiến ngon. Đây không phải một tựa game yêu cầu cấu hình quá cao.
Blizzard ra mắt Overwatch đã tạo nên một cơn bão, sức hút của trò chơi này khiến người ta bàn luận về nó nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí, tựa game này còn làm thay đổi một phần văn hóa chơi game của đại bộ phận game thủ Việt Nam, khi nhiều người sẵn sàng bỏ ra gần một triệu đồng để mua trò chơi trên hệ thống Battlenet.

cấu hình overwatch max setting
Tuy nhiên, ngoài vấn đề mua key game, câu hỏi về việc liệu dàn máy tính cũ của bạn có thể chơi được trò chơi này hay không cũng là vấn đề khiến không ít người phải suy nghĩ. Điều này thậm chí còn gây ra không ít câu chuyện hài hước trong cộng đồng game thủ Việt Nam.
Để giải đáp vấn đề nói trên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên liên quan tới thiết lập đồ họa cũng như dựng một dàn máy rẻ nhất có thể mà vẫn chơi mượt Overwatch.
Các mức thiết lập đồ họa
So với các tựa game offline, những trò chơi online thường không đưa ra nhiều các mức tùy chỉnh đồ họa, nhưng với một tựa game bom tấn như Overwatch, điều này lại không đúng.
Có tới 5 mức thiết lập đồ họa cơ bản và nhiều tùy biến khác để phù hợp với các mức cáu hình phần cứng, Overwatch tỏ ra rất “thân thiện”, hướng tới cái đích giúp tiếp cận càng nhiều người chơi càng tốt.
- Low: 50% độ phân giải | Không có khử răng cưa
- Medium: 75% độ phân giải | Khử răng cưa SMAA 2x
- High: Giữ nguyên độ phân giải | Khử răng cưa SMAA 4x
- Ultra: 150% độ phân giải (2K) | Khử răng cưa SMAA 8x
- Epic: 200% độ phân giải (4K) | Khử răng cưa 16x
Tại sao 2 thành phần nói trên được đem ra để so sánh ở các mức thiết lập đồ hoa? Có thể thấy được sự khác biệt về hiệu ứng súng đạn, cháy nổ và các skill trong game khi thiết lập ở mức đồ họa khác nhau là rất khó nhận ra. Ngay cả khi để ở Low, các hiệu ứng này gần như không hề thay đổi.
Độ phân giải (độ nét) và khả năng khử răng cưa có lẽ là khác biệt lớn nhất trong các mức nói trên. Đây cũng là 2 thành phần tốn nhiều tài nguyên phần cứng nhất. Dưới đây là hình ảnh so sánh 3 mức Low – Epic – Medium để có thể thấy được sự khác biệt về độ sắc nét giữa chúng.
Qua những bức ảnh cắt từ video so sánh, tôi nhận thấy sự khác biệt giữa mức cao nhất là Epic và mức thấp nhất Low là không nhiều. Một số chi tiết bị loại bỏ cũng như hình ảnh hơi mờ hơn một chút, nhưng như vậy là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Tại sao điều này quan trọng: Game thủ luôn có xu hướng thiết lập đồ họa cao nhất có thể, và sẵn sàng đánh đổi một chút “độ mượt” để có trải nghiệm hình ảnh tốt hơn. Nhưng với không nhiều khác biệt giữa các mức thiết lập, rõ ràng bạn có thể tự tin chọn đồ họa thấp để đạt mức fps tốt mà không cần lo lắng tới việc “hình xấu không chơi nổi”.
Bộ máy 7,5 triệu là đủ chiến Overwatch
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra mức cấu hình tham khảo vừa tầm tiền của đại đa số game thủ. Với cấu hình này, bạn có thể tự tin trải nghiệm Overwatch ở mức setting Medium tới High tùy thuộc vào độ phân giải màn hình.
Bộ vi xử lý Intel Pentium G4400 hiện đang trở thành sản phẩm hot trong các hệ thống chơi giá rẻ, bởi nó đủ sức “cân” các VGA thấp và trung cấp cũng như giá thành lại rất rẻ. RAM 8GB cũng là khá cần thiết để thực hiện các tác vụ đa nhiệm cũng như chơi những tựa game mới hiện tại, trong đó có Overwatch.
Về khả năng xử lý đồ họa, việc GT730 có thể cân ngon “bom tấn” từ Blizzard là điều đã được kiểm chứng. Bạn có thể chơi mượt mức khung hình 60FPS ở thiết lập Medium và thậm chí là High (tùy chỉnh giảm một số thành phần) ở độ phân giải HD tới FullHD.
Trong tầm giá hơn 7 triệu đồng, khá khó để có thể trang bị một ổ SSD cho hệ thống case chơi game. Tuy nhiên ổ HDD hiện tại cũng không hề rẻ, mua mới một HDD dung lượng 1TB hay 500GB có mức giá tương đương nhau. Mua SSD trong tầm giá trên một triệu đồng cũng không phải điều không thể, nhưng tùy vào nhu cầu người dùng thiên về tốc độ hay dung lượng lưu trữ, bạn có thể chọn HDD hoặc SSD tùy ý.
Chọn một vỏ case rẻ nhưng đẹp là khá khó. Rất may ở tầm giá này chúng ta lại có một sản phẩm vô cùng hợp với fan của Overwatch, tông nền màu da cam vô cùng đẹp mắt là SAMA JAVAN 4. Bộ nguồn 400W cũng là đủ để gánh một hệ thống không có gì quá nặng nề.
Thậm chí máy tính 4 triệu cũng vẫn chơi được Overwatch.
Tất nhiên, trong trường hợp đã lỡ mua key Overwatch xong không còn nhiều tiền để build một dàn chất lượng, hãy nghĩ tới việc mua linh kiện PC cũ về build. Các linh kiện cũ ngoài lợi thế về giá, bạn còn có thể dễ dàng tìm được các thành phần phù hợp hơn, so với mua mới, khi mà nhiều linh kiện đã không còn được sản xuất nữa.
Dưới đây là cấu hình máy tính cũ giá cực rẻ, nhưng cũng đủ để chơi ngon lành Overwatch
- CPU: Intel Pentium G2020 (Ivy Bridge cũ) giá chỉ khoảng 500 ngàn đồng
- Mainboard: H61M cũ, giá khoảng 500 ngàn đồng
- RAM: DDR3 8GB BUS 1600 cũ giá 700 ngàn đồng
- VGA: GTX650 hoặc HD7750 cũ, giá khoảng 1,3 – 1,5 triệu đồng
- HDD cũ 250GB giá 400 ngàn đồng
- Vỏ nguồn cũ giá 600 ngàn đồng.
Tổng vừa tròn 4 triệu đồng, đảm bảo có thể chơi mượt, thậm chí có phần trội hơn so với bộ máy tính mới chia sẻ ở trên.
Việc mua linh kiện máy tính cũ ở Việt Nam không hề khó, đặc biệt là các sản phẩm tầm thấp lại có tuổi đời chưa quá “sâu”. Nếu như nhu cầu trải nghiệm Overwatch ở mức trung bình, trên các màn hình độ phân giải thấp cho tới FullHD.
Chỉ với mục đích tham khảo, hai cấu hình nói trên tương đối phù hợp trong trường hợp bạn không phải người rủng rỉnh ví tiền. Còn nếu bạn là người có đủ điều kiện và hướng tới trải nghiệm đồ họa đỉnh cao, các hệ thống có cấu hình trung bình khá và cao đều có thể dễ dàng hỗ trợ bạn chơi Overwatch ở các mức thiết lập High hay Ultra. Riêng với Epic, độ phân giải được đẩy lên mức rất cao, bạn sẽ cần tới một hệ thống máy tính mạnh mẽ có CPU cũng như VGA cao cấp, và tất nhiên là cả một màn hình độ phân giải cực cao nữa.
Cấu Hình Tối Thiểu Chơi Game bom tấn Moba Overwatch
Bên cạnh việc mở cửa thử nghiệm, Overwatch cũng công bố cấu hình yêu cầu. So sánh với nhiều game MOBA cũng như game online hiện tại, thì Overwatch cũng yêu cầu những máy tính chơi game ở mức tương đối:
Cấu hình tối thiểu (chơi game ở tốc độ khung hình 30 FPS):
- CPU: Intel® Core™ i3 or AMD Phenom™ X3 865
- VGA: NVIDIA® GeForce® GTX 460, ATI Radeon™ HD 4850, or Intel® HD Graphics 4400
- RAM: 768 MB VRAM, 4 GB System RAM
- HDD: 7200 RPM with 5 GB available HD space
Cấu hình khuyến nghị (60 FPS):
- CPU: Intel® Core™ i5 hoặc AMD Phenom™ II X3, 2.8 GHz
- VGA: NVIDIA® GeForce® GTX 660 hoặc ATI Radeon™ HD 7950
- RAM: 2 GB VRAM, 6 GB System RAM
- HDD: 7200 RPM with 5 GB available HD space
Nhắc lại một chút về Overwatch: trò chơi lấy bối cảnh tương lai khi mà con người đang chiến đấu chống lại sự nổi loạn của các robot thông minh mang tên “Omnic”. Một tổ chức đặc nhiệm mang tên Overwatch gồm những chiến binh tinh nhuệ nhất được thành lập nhằm bảo vệ nhân loại.
Gameplay của trò chơi là sự kết hợp giữa thể loại bắn súng góc nhìn người thứ ba và MOBA theo hình thức 6 vs 6, vì mục tiêu của người chơi không chỉ đơn giản là hạ gục đối phương mà cần nắm kiểm soát các vị trí chiến lược trên bản đồ.
Mỗi nhân vật trong Overwatch có diện mạo và kĩ năng rất khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích tấn công, phòng thủ, hỗ trợ hay tanker. Điểm đặc biệt là Overwatch không “xào” lại nhân vật từ những series nổi tiếng khác của Blizzard mà thiết kế hoàn toàn mới, hứa hẹn mang lại sự mới lạ cho những fan hâm mộ lâu năm.
Hiện Overwatch công bố hai mode là Payload – một đội nhận nhiệm vụ hộ tống quả bom đến vị trí nhất định trên bản đồ trước khi hết thời gian trong khi đội đối phương cố gắng ngăn chặn điều đó. Chế độ còn lại, Point Capture không khác biệt so với những game bắn súng online khác khi cả hai phe cố gắng kiếm được nhiều điểm nhất thông qua việc chiếm cứ điểm.
Hướng dẫn cài đặt Overwatch mượt mà cho máy cấu hình ”siêu yếu”
Overwatch là tựa game FPS xen lẫn yếu tố MOBA có hàng chục triệu người chơi. Tuy nhiên, bên cạnh rào cản tài chính thì rào cản cấu hình cũng là yếu tố gây khó khăn cực lớn cho game thủ muốn tiếp cận trò chơi này. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 1 gợi ý để chơi game cho máy cấu hình thấp…
Những chiếc máy tính với cấu hình 4GB RAM với VGA Onboard Intel HD 4000 vài năm trước có thể coi là một chiếc máy tính có cấu hình “không phải dạng vừa đâu”. Thế nhưng, cấu hình này hiện tại đã trở lên khá lỗi thời và khó tiếp cận được những tựa game đỉnh cao.
Trải qua nhiều lần hạ bậc yêu cầu cấu hình sản phẩm, mặc dù Blizzard đã rất cố gắng nhưng có lẽ cấu hình nói trên đã là cấu hình tối đa có thể hạ, những máy có cấu hình thấp hơn dường như sẽ “ngồi khóc”. Trang web Overwatchvn.com cho biết, khi họ thử nghiệm với cấu hình chip Core-i5, VGA Intel HD 4000, RAM 8GB và low setting, FPS vẫn khá ổn ở mức 40 nhưng với RAM chỉ 4GB, câu chuyện lại hoàn toàn khác.
Các bạn hãy làm theo những bước sau để những máy cấu hình chưa cao có thể chơi ổn Overwatch
- Bước 1: Mở theo đường dẫn DocumentsOverwatchsetting rồi mở cái file Setting_v0 trên ra.
- Bước 2: Xóa hết tất cả từ chỗ [Render.13] đến dưới cùng cùng
- Bước 3: Thêm đoạn code này vào thay thế
[Render.13]
AADetail = “0”
DirectionalShadowDetail = “1”
DynamicAmbient = “0”
EffectsQuality = “1”
FullScreenHeight = “768”
FullScreenRefresh = “60”
FullScreenWidth = “1366”
FullscreenWindow = “0”
FullscreenWindowEnabled = “0”
GFXPresetLevel = “1”
LimitTo30 = “1”
LimitToRefresh = “0”
LocalFogDetail = “1”
LocalReflections = “0”
MaxAnisotropy = “1”
MaxEffectsAnisotropy = “1”
MaxExtraQualityAnisotropy = “1”
MaximizedWindow = “1”
RefractionDetail = “0”
RenderBrightness = “0.000000”
RenderContrast = “1.000000”
RenderScale = “0”
ShowFPSCounter = “0”
SimpleDirectionalShadows = “1”
SSAOEnabled = “0”
SSLRDetailLevel = “0”
TranslucentShadowDetail = “0”
TripleBufferingEnabled = “0”
UseGPUScale = “0”
WindowedFullscreen = “0”
WindowedHeight = “576”
WindowedPosX = “-8”
WindowedPosY = “-8”
WindowedWidth = “1024”
WindowMode = “2”
- Bước 4: Lưu nó lại, rồi chuột phải vào, chọn read only.
- Bước 5: Đăng nhập game và tận hưởng thành quả của mình vừa làm ra thôi nào.
Lưu ý: Các bạn nên để chế độ Boderles Windowed nếu bạn muốn thay đổi setting nào thì mỗi lần đăng nhập sau sẽ phải setting lại. Copy file Setting_v0 cũ ra chỗ khác, nếu bị lỗi gì còn có file gốc để sửa.
Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp cho rất nhiều game thủ không có điều kiện để sở hữu một dàn case có cấu hình cao có thể chơi ổn định được Overwatch. Các bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Congdonggamer.com để cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé.
Leave a Reply